T
T$
Guest
Việc Ford chọn CES 2011 để ra mắt (tại Hội chợ điện tử tiêu dùng) phiên bản Focus chạy điện thay vì triển lãm ô tô Detroit Motor Show cho thấy: các hãng sản xuất ô tô ngày càng đề cao tầm quan trọng của hệ thống thiết bị điện tử, bộ não của mỗi chiếc xe.
Giống như là tri kỷ "Những cải tiến thú vị nhất không phải là những thứ đang diễn ra trong nhà, hay tại công sở, mà ở trong ô tô. Những thay đổi này sẽ liên kết hai thứ mà hiện còn rất xa nhau, đó là cách chúng ta lái xe, và cách chúng ta sống", phát biểu của Rupert Stadtler, chủ tịch hãng xe Audi là sự khẳng định mạnh mẽ cho xu hướng tạo ra những chiếc ô tô thông minh, thân thiện và gắn bó với người sử dụng.
Theo Venkatesh Prasad, trưởng nhóm nghiên cứu của Ford, ô tô trong tương lai sẽ biết rất nhiều thông tin về cuộc sống của người lái, ví dụ như họ thường đi những con đường nào, họ thích loại nhạc gì, họ hay dừng lại ở đâu để ăn...
Đó là nhờ khối lượng thông tin khổng lồ về bản thân mà chúng ta sẵn sàng chia sẻ trên các mạng xã hội. Bộ não điện tử của một chiếc ô tô thông minh cho phép nó có thể truy cập vào các mạng này như một người bạn, tìm hiểu thông tin và tự chuẩn bị cho mình một cách "ứng xử" để làm hài lòng chủ nhân. Nó có thể bật loại nhạc mà bạn thích, ghi lại các chương trình radio thú vị mà bạn bỏ lỡ, hay tìm một chỗ đỗ ở nơi bạn đến.
Tiwi có thể ngăn chặn việc dùng điện thoại di động khi lái xe, lái ẩu, quá tốc độ.
Với các loại xe chạy điện, hệ thống điện tử có thể giải quyết vấn đề khó chịu nhất đối với lái xe, đó là cạn năng lượng trước khi đến điểm sạc tiếp theo. Vì khá mới mẻ, nên mạng lưới các trạm cung cấp điện cho ô tô còn rất khiêm tốn. Như ở Mỹ, đến tháng 1/2011, có tới 120.000 trạm đổ xăng, nhưng chỉ có 1.800 trạm sạc điện. Chủ nhân những chiếc xe chạy điện sẽ rất đau đầu để tìm kiếm một nơi nạp năng lượng, nhất là ở những nơi hẻo lánh.
Ford đã cố gắng xóa bỏ cơn ác mộng này bằng các ứng dụng trên điện thoại của Apple và các điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android dành cho người dùng xe Focus chạy điện. Với các ứng dụng này, họ có thể hoạch định lộ trình, tìm các điểm sạc điện. Thông qua điện thoại và bảng đồng hồ của xe, các ứng dụng này còn thông báo cho người lái biết họ có lái xe đúng phương pháp để tiết kiệm năng lượng hay không. Các lỗi như tăng tốc nhanh, phanh gấp... gây hao điện đều được nhận diện.
Và như một vệ sĩ
Trong các tình huống va chạm, người lái phải mất trung bình 300 mili giây để nhận ra rằng một chiếc xe khác đã đâm vào mình. Nhưng với những chiếc ô tô hiện đại, hệ thống cảm biến gia tốc thông minh sẽ nhận biết vấn đề này chỉ sau 7 mili giây. Nhiều loại xe có thể phản ứng chỉ sau 1 mili giây bằng cách siết chặt dây an toàn, mở khóa cửa xe, hạ kính, bung túi khí. Những phản ứng tự động và tức thời này có thể giúp cứu sống thêm rất nhiều sinh mạng so với việc chỉ dựa vào phản ứng của người lái.
Không chỉ hành động khi va chạm đã xảy ra, những chiếc xe thông minh còn nhận biết trước được nguy cơ tai nạn. Tại CES 2011, hãng công nghệ MobileEye giới thiệu một loại camera gắn trên bảng đồng hồ có thể cảnh báo nguy cơ va chạm trước vài giây hoặc đánh động người lái khi họ đi chệch khỏi làn đường quy định.
Taser thì giới thiệu một công nghệ mang tên Protector, ngăn người lái nhắn tin hoặc gọi điện khi đang điều khiển xe. Một thiết bị có chức năng tương tự cũng ra mắt tại CES là Tiwi của công ty Inthinc.
Ngoài việc ngăn chặn tình trạng sử dụng điện thoại di động sau tay lái, Tiwi còn giám sát tốc độ và khu vực xe đang lưu thông, truyền các thông tin này về cho phụ huynh để họ biết con mình có đi quá tốc độ hay không. Nó cũng trực tiếp đưa ra cảnh báo bằng tiếng nói nếu phát hiện xe đi quá nhanh, hoặc lái ẩu.
Hình đính kèm
Giống như là tri kỷ "Những cải tiến thú vị nhất không phải là những thứ đang diễn ra trong nhà, hay tại công sở, mà ở trong ô tô. Những thay đổi này sẽ liên kết hai thứ mà hiện còn rất xa nhau, đó là cách chúng ta lái xe, và cách chúng ta sống", phát biểu của Rupert Stadtler, chủ tịch hãng xe Audi là sự khẳng định mạnh mẽ cho xu hướng tạo ra những chiếc ô tô thông minh, thân thiện và gắn bó với người sử dụng.
Theo Venkatesh Prasad, trưởng nhóm nghiên cứu của Ford, ô tô trong tương lai sẽ biết rất nhiều thông tin về cuộc sống của người lái, ví dụ như họ thường đi những con đường nào, họ thích loại nhạc gì, họ hay dừng lại ở đâu để ăn...
Đó là nhờ khối lượng thông tin khổng lồ về bản thân mà chúng ta sẵn sàng chia sẻ trên các mạng xã hội. Bộ não điện tử của một chiếc ô tô thông minh cho phép nó có thể truy cập vào các mạng này như một người bạn, tìm hiểu thông tin và tự chuẩn bị cho mình một cách "ứng xử" để làm hài lòng chủ nhân. Nó có thể bật loại nhạc mà bạn thích, ghi lại các chương trình radio thú vị mà bạn bỏ lỡ, hay tìm một chỗ đỗ ở nơi bạn đến.
Tiwi có thể ngăn chặn việc dùng điện thoại di động khi lái xe, lái ẩu, quá tốc độ.
Với các loại xe chạy điện, hệ thống điện tử có thể giải quyết vấn đề khó chịu nhất đối với lái xe, đó là cạn năng lượng trước khi đến điểm sạc tiếp theo. Vì khá mới mẻ, nên mạng lưới các trạm cung cấp điện cho ô tô còn rất khiêm tốn. Như ở Mỹ, đến tháng 1/2011, có tới 120.000 trạm đổ xăng, nhưng chỉ có 1.800 trạm sạc điện. Chủ nhân những chiếc xe chạy điện sẽ rất đau đầu để tìm kiếm một nơi nạp năng lượng, nhất là ở những nơi hẻo lánh.
Ford đã cố gắng xóa bỏ cơn ác mộng này bằng các ứng dụng trên điện thoại của Apple và các điện thoại thông minh sử dụng hệ điều hành Android dành cho người dùng xe Focus chạy điện. Với các ứng dụng này, họ có thể hoạch định lộ trình, tìm các điểm sạc điện. Thông qua điện thoại và bảng đồng hồ của xe, các ứng dụng này còn thông báo cho người lái biết họ có lái xe đúng phương pháp để tiết kiệm năng lượng hay không. Các lỗi như tăng tốc nhanh, phanh gấp... gây hao điện đều được nhận diện.
Và như một vệ sĩ
Trong các tình huống va chạm, người lái phải mất trung bình 300 mili giây để nhận ra rằng một chiếc xe khác đã đâm vào mình. Nhưng với những chiếc ô tô hiện đại, hệ thống cảm biến gia tốc thông minh sẽ nhận biết vấn đề này chỉ sau 7 mili giây. Nhiều loại xe có thể phản ứng chỉ sau 1 mili giây bằng cách siết chặt dây an toàn, mở khóa cửa xe, hạ kính, bung túi khí. Những phản ứng tự động và tức thời này có thể giúp cứu sống thêm rất nhiều sinh mạng so với việc chỉ dựa vào phản ứng của người lái.
Không chỉ hành động khi va chạm đã xảy ra, những chiếc xe thông minh còn nhận biết trước được nguy cơ tai nạn. Tại CES 2011, hãng công nghệ MobileEye giới thiệu một loại camera gắn trên bảng đồng hồ có thể cảnh báo nguy cơ va chạm trước vài giây hoặc đánh động người lái khi họ đi chệch khỏi làn đường quy định.
Taser thì giới thiệu một công nghệ mang tên Protector, ngăn người lái nhắn tin hoặc gọi điện khi đang điều khiển xe. Một thiết bị có chức năng tương tự cũng ra mắt tại CES là Tiwi của công ty Inthinc.
Ngoài việc ngăn chặn tình trạng sử dụng điện thoại di động sau tay lái, Tiwi còn giám sát tốc độ và khu vực xe đang lưu thông, truyền các thông tin này về cho phụ huynh để họ biết con mình có đi quá tốc độ hay không. Nó cũng trực tiếp đưa ra cảnh báo bằng tiếng nói nếu phát hiện xe đi quá nhanh, hoặc lái ẩu.
Hình đính kèm